Chúng tôi tìm đến nhà ông, nhưng ông vắng nhà vì đi hái thuốc từ sớm. Chúng tôi ngồi đợi và trò chuyện với vợ ông.
Bà tâm sự: “Hầu như ngày nào cũng có người đến đặt thuốc từ tờ mờ sáng. Khi đó, ông lại tất tả đạp xe đi hái thuốc, có khi tối mịt mới về. Chừng nào chưa kiếm đủ các loại lá chữa sỏi thận thì ông còn chưa về”.
Là thầy thuốc trị bệnh tài tình, nhưng cuộc sống của ông rất đơn sơ. Ông bà sống trong căn nhà cấp bốn, mái ngói, bên trong không có vật gì đáng giá ngoài chiếc tivi cũ.
Chiều muộn thì ông Chu chở bao thuốc về. Ông cho biết, gia đình ông đã có 3 đời làm nghề bốc thuốc chữa sỏi thận. Ông được cha truyền lại nghề. “Tôi tiếp quản nghề thuốc và không khi nào quên đặt cái tâm của một người thầy thuốc vào việc bốc thuốc cứu người…”, ông chia sẻ.
Hỗn hợp các thứ lá dùng để chữa bệnh sỏi thận |
Sau hai ngày chiến đấu giằng co ở cao điểm 62, ông đã liều mình chuyển khẩu đại liên từ cao điểm về làng Hòa Vinh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) và tiêu diệt 47 lĩnh Mỹ. Ông vinh dự được nhận danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.
Sáng uống thuốc, chiều ra sỏi
Bệnh nhân trong vùng đã qua quá trình thăm khám tại các cơ sở y tế, được bác sĩ kết luận bị sỏi thận mà họ không có kinh phí để điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa khỏi dứt điểm, thường đến ông Chu để cắt thuốc.
Bí quyết trong phương pháp bốc thuốc của ông là sử dụng trực tiếp lá tươi kết hợp với vài loại lá phơi khô, để tạo nên sản phẩm thuốc mà không hề qua công đoạn sao vàng hạ thổ như những thầy thuốc khác.
Thành phần chủ yếu để tạo nên một chai thuốc trị sỏi thận bao gồm những thứ lá: chắt chuyền, rồng vàng, kim tiền, bòng bong, lá tre, lá ngót, chu me, cỏ xước, hồng dại, dưa chuột dại, lá dâu… Hỗn hợp những thứ lá này là kết quả của những ngày dài ông phải vào rừng tìm kiếm.
Nguyên liệu, dụng cụ chế thuốc hết sức đơn giản |
Ông Chu bật mí, theo cha truyền lại, thì với mỗi loại lá, đặc biệt là sâm hồng và sâm lam, trước khi ngắt phải đọc một câu khấn. Từ đời cụ đến đời cha thân sinh ra ông đều không quên phép tắc này trước khi ngắt lá.
Khi đã kiếm được các thứ lá kể trên, ông đem rửa sạch, thái lá, rồi xay nhuyễn, giã nhuyễn. Ông lọc lấy nước chứa vào chai dùng làm thuốc.
Đối tượng chữa trị sỏi thận chủ yếu là người dân trong xã, huyện... Có rất nhiều người đã khỏi bệnh sau khi lấy thuốc của ông. Đa phần họ nhận thấy cơ thể khỏe lại bình thường, sỏi thận tiêu biến sau một liệu trình uống hết 3 - 4 chai thuốc. Cá biệt có những trường hợp chỉ sử dụng hết chai đầu tiên sỏi đã bật ra, cuộc sống sinh hoạt trở lại bình thường.
Lá tươi được ông Chu giã nhuyễn |
Khi đi khám tại bệnh viện bác sĩ bảo sỏi có kích cỡ lớn, nếu muốn lấy sỏi thì phải dùng phương pháp laze, nhưng sẽ rất tốn kém. Nhà thuần nông, tiền không có, nên cứ âm thầm sống chung với căn bệnh mà không dám nghĩ đến việc chữa trị nữa.
Một ngày cách đây 3 năm, khi biết ông Chu chữa được sỏi thận, tôi đến bốc thuốc. Sau khi uống hết một chai thuốc của ông vào buổi sáng, tới chiều sỏi đã bật ra. Từ đó tôi thấy trong người khỏe mạnh trở lại”.
Điều đáng nói là thuốc trị sỏi thận của ông Chu rẻ như cho. “Một thang thuốc của ông Chu chỉ có giá vài cân thóc nhưng có thể chữa bệnh một cách tài tình. Thậm chí, ông không nhận tiền của những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn”, ông Độ khẳng định thêm.
Vợ chồng anh chị Thủy - Hà ở TP. Bắc Giang, anh Thành, anh Huy (Phú Khê, Quế Nham) cùng nhiều bệnh nhân ở trong huyện, ngoài huyện, ngoài tỉnh cũng nhất mực công nhận bài thuốc chữa bệnh của ông Chu rất hiệu nghiệm.
Anh Thành (làng Phú Khê) cho hay : “Ban đầu tôi thấy xương cột sống của mình đau dữ dội, tôi vẫn nghĩ là do công việc thợ xây mang lại. Nhưng khi đi khám tôi mới biết mình bị sỏi thận.
Vì điều kiện kinh tế không cho phép nên tôi không chữa trị ở bệnh viện. Thấy mọi người mách nước tới ông Chu tôi đã tìm đến. Sau khi uống hết 3 chai thuốc, sỏi thận đã bật ra. Giá thuốc chỉ vài ba chục một chai, rất phù hợp với túi tiền của những người lao động như tôi”.
Lá cây đuổi thần chết
Với những người không may bị rắn cắn trong những giờ đầu, ông Chu đảm bảo dùng lá cây bòn bọt, một loại cây mọc hoang dại khắp các vùng quê, có thể chữa khỏi.
Theo ông, bước đầu tiên chỉ cần garo chỗ vết thương lại, sau đó đem thái hoặc giã lá bòn bọt, lọc lấy nước, cậy mồm bệnh nhân, đổ từ từ nước xuống cổ. Tiếp đến cởi garo và thực hiện những công đoạn tiếp theo.
“Đặc biệt chú ý lấy vài sợi tóc, vò rối lại và đánh trực tiếp vào vết thương bị rắn cắn. Điều này có tác dụng loại bỏ nọc độc của rắn”, ông Chu cho hay.
Có nhiều người bị rắn cắn tới cứng lưỡi, mặt mất sắc vẫn được ông cứu chữa thành công. Điển hình như bà Chung ở Hóp Ngoài (Quế Nham) và nhiều người khác ở Hợp Đức, thị trấn Nhã Nam, cũng được ông cứu sống.
Lọc lấy tinh chất... |
Sản phẩm là chai thuốc chiết xuất từ lá tươi |
Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, người trong thôn chia sẻ: “Mới đây một thanh niên ở Tân Yên đi mua rắn, bị rắn cắn, cũng may mà được đưa đến nhà ông Chu kịp thời nếu không chắc chỉ có nước bỏ mạng tại đây”.
Bà Hà Thị Hương, Bí thư chi bộ thôn Tiền Đình cho hay: “Việc ông Chu lấy thuốc chữa bệnh sỏi thận và rắn cắn cho mọi người là có thật. Hành động chữa bệnh của ông ấy mang tính nhân đạo rất cao. Ông xứng đáng nhận được lời ngợi khen từ mọi người…”.
Được biết, ý nguyện của ông Chu là có thể truyền lại nghề đầy cao quý này cho các cháu. Tuy nhiên, ông cho biết, ông phải xem xét “cái tâm” của các cháu mình thế nào, rồi mới truyền nghề. Ông muốn làm nghề bốc thuốc phải làm vì cái tâm, làm việc thiện.
Ái Liên
No comments:
Post a Comment